Hot

Menu

Dấu hiệu nhận biết bệnh và cách phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?

Ngày đăng: 17/09/2024 Lượt xem: 4414

Mùa hè nắng nóng khiến trẻ nhỏ có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm bệnh, mùa hè là cơ hội do nhiều dịch  bệnh bùng phát đặc biệt là bệnh chân tay miệng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan khó khống chế và rất nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh và cách phòng bệnh chân tay miệng như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:

 

hinh-anh-benh-chan-tay-mieng-o-tre

Hình ảnh minh họa

1- Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng:

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

Vì sao lại gọi bệnh này là bệnh chân tay miệng:

  • Bởi vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng.

2- Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

dau-hieu-benh-chan-tay-mieng

Hình ảnh minh họa



Nổi ban trên da:

  • Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
  • Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
  • Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng:

  • Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

3- Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra biếng chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

4- Biện pháp phòng chống bệnh chân tay miệng

  • Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng ở trẻ nhưng việc chữa trị các triệu chứng và chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh.Bệnh chân tay miệng ở trẻ là do virut đường ruột nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh thông thường. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.
  • Tốt nhất cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức để kháng, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.
  • Cha mẹ nên đưa bé tới trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng.
  • Cha mẹ nên chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà, cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn.

Chú ý: Bệnh sốt xuất huyết hiện nay cũng đang bùng phát, có một sốt biểu hiện gần giống với bệnh tay chân miệng. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh sốt xuất huyết để có sự chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhé.

Sưu tầm