Hot

Menu

Bệnh đau mắt đỏ

Ngày đăng: 24/04/2024 Lượt xem: 5146

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt,chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh, sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Tiếp xúc với các nơi dễ lây nhiễm trong công đồng như :Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, …, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng.Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động,và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử (ghèn), buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt.

Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề,mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi,sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

BIẾN CHỨNG

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt,xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ trầm trọng hơn ảnh hưởng đến thị lực của mắt về sau.

Biến chứng của đau mắt đỏ hay gặp phải là viêm giác mạc các dạng: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm,viêm giác mạc sâu, viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, ... có thể gây sẹo và giảm thị lực …

CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ ĐAU MẮT ĐỎ CHO NHANH HẾT

Trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 3 tuổi, đặc biệt nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy cũng dễ bị đau mắt đỏ.

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý

Cần nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên ngày 6-7 lần. Nhà nào có người bị đau mắt đỏ là cả nhà đều nên nhỏ mắt thường xuyên ngày 4-5 lần để phòng ngừa.

Lưu ý: mỗi người dùng 1 chai riêng biệt chứ không xài chung với nhau dù là dùng chung giữa những người chưa bị (làm sao biết có bị lây virus chưa, có thể đã bị rồi nhưng chưa có biểu hiện vẫn có thể lây lan cho người khác được)

Giảm viêm sưng-phù nề

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ mua 9 viên Alpha Choay, cho con uống ngày 3 lần, lần1 viên (chú ý là thuốc này nên uống sau an vì uống lúc đói hại dạ dày.
  • Trẻ từ 9 tháng đến 1 tuổi, ngày uống 2 viên, lần 1 viên.
  • Với người lớn uống ngày từ 6 viên, lần 2 viên.

PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ CHO TRẺ

Với bé nào mẹ đã cho đi nhà trẻ, tốt nhất là mẹ nên dặn cô giáo, khi trong lớp có bé nào bị đau mắt đỏ, cần thông báo với mẹ để mẹ chăm sóc và phòng ngừa cho con tốt hơn. Trẻ đau mắt đỏ thường cô giáo và nhà trường sẽ thông báo với bố mẹ và cho nghỉ học 5-7 ngày cho hết mới đi học lại để tránh lây lan.

Nhưng virus gây đau mắt đỏ có thể lây nhiễm ngay cả khi mắt chưa có biểu hiện viêm đỏ bên ngoài, nên trẻ và cả người lớn bị đau mắt đỏ đến khi phát hiện ra là đã có thể lây cho các bạn trong lớp hay những người thường tiếp xúc rồi

Mẹ nào nhà có con nhỏ mà hàng xóm có người đau mắt đỏ là khôg cho con đến gần, tốt nhất cho con ở trong nhà. Nếu nhà có người đau mắt đỏ thì không nên gặp và tiếp xúc với trẻ em trong nhà.