Cảm cúm! Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, xung huyết mắt,hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, ..
Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Cảm cúm thông thường không có nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ, thường sau 1 tuần sẽ hết. Tuy nhiên, vì trẻ có sức đề kháng yếu nên khả năng miễn dịch của cơ thể kém hơn nên bệnh dễ kéo dài hơn và sinh ra biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, …
Hầu hết trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi có thể bị nhiễm virus gây cảm cúm nhiều lần trong năm, có khilên đến chục lần nếu sức đề kháng của cơ thể kém.
Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng hoặc mũi, có thể lây lan trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, qua các vật dụng như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại, …,của người bị cảm cúm.
Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng
TRIỆU CHỨNG CỦA CÚM
Các triệu chứng của cảm cúm thông thường khoảng 1 - 3 ngày sau khi bị nhiễmVirus cảm cúm như:
Trẻ em thường bị cảm cúm nặng hơn so với người lớn do HỆ MIỄN DỊCH còn non nớt chưa hoàn thiện hẳn trong 6 năm đầu. Đặc biệt là 3 năm đầu đời và nhất là giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi. Nên bệnh dễ kéo dài hơn và sinh ra biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, …
CHO CON ĐI KHÁM NGAY KHITRẺ CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG SAU
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CẢM CÚM
CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ CÚMĐỂ TRÁNH BỆNH BỊ TRỞ NẶNG
Cúm do Virus nên không có thuốc trị. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trị được virus cảm cúm. Các mẹ nên lưu ý điều này để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cho con.
Ngay khi trẻ mới bị cúm, nghĩa là mới xuất hiện các triệu chứng của cúm, mẹ không cần mang con đi khám bác sĩ với các dạng cảm cúm thông thường. Hoàn toàn có thể trị ở nhà cho con theo các cách sau:
Lá húng quế + tỏi nướng
Lấy 15 -20 lá húng quế, giã nhỏ ra, cho nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn. Và nướng 1 lần nửahay 1/3 củ tỏi cho thơm (vừa chín) rồi nghiền nhuyễn, cho nước lá húng quế vào luôn, chắt ra, con uống (có thể cho thêm vào 1-2 thìa cafe nước nóng rồi lọc ra), cho con uống ngày 2 lần liên tục 1 tuần.
Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Sau đó thoa ngực con.
Giã nát gừng cho vào nước ấm tắm cho con mỗi ngày đến khi con hết hẳn
Thuốc xịt thông mũi:
Không nên lạm dụng các lọ xịt thông mũi cho trẻ, dùng thường suyên có thể gâyviêm mạn tính của màng nhầy tại niêm mạc mũi. Nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi, lớp niêm mạc rất mỏng manh dễ bị kích ứng càng xịt nhiều càng tiết dịch gây sổ mũi nặng hơn.
Nhỏ mũi với nước muối sinhlý:
Để giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ, nhỏ mũi cho con an toàn nhất là dùng lọ nước muối sinh lý, sẽ có hiệu quả, an toàn và không gây kích thích ngay cả đối với trẻ sơ sinh.
Nhận biết và chăm sóc như thế nào để giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm phổi vào mùa hè
10/10/2024 1959 lượt xem