Hot

Menu

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, đơn giản nhất

Ngày đăng: 17/09/2024 Lượt xem: 6042

 Để các bé luôn khỏe mạnh ngoài việc chăm sóc phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ nên cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng để trẻ có một sức đề kháng tốt nhất tránh được những bệnh bất ngờ xảy ra. Để giúp các bậc cha mẹ chăm sóc cho con mình tốt hơn, Cnattu Kids sẽ hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả và đơn giản, mời các mẹ cùng tham khảo.

1. Dạy bé các thói quen tốt

Hơn ai hết, chính các bé phải ý thức được cần bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, bắt đầu từ những điều bình thường nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Muốn vậy, ba mẹ phải dạy bé từ thuở còn thơ một cách khoa học và từ từ nhé

Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày: Điều này sẽ giúp bé bảo vệ răng miệng lẫn cổ họng, ngăn ngừa và đẩy lùi mọi bệnh tật đường hô hấp.

Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần: Dĩ nhiên, không cần phải giải thích dài dòng “đánh để làm gì”.

Rửa tay: Trước và sau khi ăn, hoặc bất cứ lúc nào bị lấm lem, nghịch bẩn xong…

10 phút buổi sáng vận động cơ thể và hít thở không khí trong lành

Ngủ đủ và đúng giờ

2. Thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh việc ăn uống theo một chế độ cân bằng dinh dưỡng, mẹ nên lưu ý cho bé bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm như thay đổi khí hậu, cơ thể yếu ớt… Dưới đây là một số thực phẩm giúp bé tăng sức đề kháng.

Nước gà: Thành phần cysteine trong nước gà có tác dụng chống ôxi hóa, kích thích tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch, đánh tan các chất đàm nhớt trong hệ hô hấp. Các mẹ có thể mua một con gà luộc lấy nước và bảo quản đông trong hộp thức ăn chuyên dùng cho bé để chế biến thành súp, canh măng tây… hay uống dần.

Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin C (tương đương cam) đồng thời lại giàu beta-carotene hơn cả cam.

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có nhiều trong cam quýt, cà rốt, táo và các loại đậu đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm nhiễm.

 

Tỏi: Ai cũng biết tỏi phòng ngừa và điều trị cảm cúm cũng như các chứng bệnh đường hô hấp rất tốt nhưng vấn đề nan giải là các bé lại không thích ăn tỏi. Vì vậy hãy cố gắng chế biến những món ngon ngon mà bé thích và kết hợp tỏi để giúp bé tận dụng nguồn kháng sinh thiên nhiên này.

Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong hàu, sò, đậu Hà Lan, thịt bò, đậu nành… Hãy cho bé ăn hải sản để bổ sung canxi và kẽm tự nhiên.

Sữa chua: Đây là món ăn không chỉ ngon mà còn tốt với tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng. Hãy cho bé ăn sữa chua hàng ngày, đặc biệt là sữa chua giàu probiotics.

3. Bổ sung probiotics

Lợi khuẩn probiotics đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ổn định hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể cho bé dùng sữa chua có tăng cường lợi khuẩn Probiotics hoặc các loại men vi sinh đang có trên thị trường.

4. Thường xuyên phơi nắng và vận động

Ánh nắng mặt trời là nguồn tổng hợp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất, vì thế hãy cho bé phơi nắng mai hàng ngày nếu có thể.

Bên cạnh việc phơi nắng, cần cho bé tập thể dục và vận động vừa sức

5. Đảm bảo đủ vitamin

Ngoài việc cho bé ăn uống đủ các nhóm vitamin, nếu thấy bé có dấu hiệu thiếu vitamin thì nên bổ sung cho bé. Hoặc trước mỗi đợt giao mùa chừng nửa tháng nên cho bé dùng thêm thuốc bổ vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng.

6. Tập trung khi ăn

Tập trung khi ăn giúp bé tránh được các bệnh đường tiêu hóa, răng miệng và tăng cường sức khỏe do cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Chính vì thế kiên quyết nói KHÔNG với việc bé vừa ăn vừa chơi bời, xem ti vi, đi rong… từ khi còn nhỏ

7. Bú sữa mẹ

Đối với bé nhỏ, không có nguồn dinh dưỡng nào tốt bằng sữa mẹ và sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé tránh bệnh tật.

8. Biện pháp bổ sung

Đảm bảo nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ, tích cực mở cửa sổ phòng ban ngày để không khí trong lành và nắng ấm tràn vào.

Giữ cơ thể có nhiệt độ phù hợp với môi trường: khi trời nóng thì phải mặc thoáng mát, khi trời lạnh thì phải mặc ấm.

Khi thời tiết thay đổi, dùng một ít tinh dầu tràm ở mỗi phòng để kháng khuẩn; có thể massage lòng bàn chân với chút dầu tràm trước khi đi ngủ. Nếu bé sốt, có thể massage lòng bàn chân cho bé với chút tinh dầu cúc la mã để hạ sốt nhẹ nhàng và tự nhiên.

Hạn chế dùng máy lạnh khi bé còn nhỏ. Tránh để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Nếu đưa bé đi chơi, hãy tìm những nơi có môi trường thiên nhiên trong lành như công viên hơn là đến chỗ đông người vì ở đó dễ có nhiều mầm bệnh.